Trong đời sống hàng ngày động cơ điện đóng vai trò vô cùng to lớn, chúng chuyển hóa điện năng thành cơ năng phục vụ cho đời sống hàng ngày. Sau đây là một số sự cố thường gặp của động cơ điện và cách để khắc phục chúng mà bài viết hôm nay chia sẻ đến các bạn.
Động cơ kêu ù nhưng không chạy được
Đây là một trong những sự cố phổ biến nhất của động cơ điện. Sự cố này có thể được xảy ra do một cầu chì bị ngắt hoặc do sự cố của nguồn cung cấp điện. Để khắc phục vấn đề này, trước tiên, hãy kiểm tra các nguồn cung cấp điện. Hãy đảm bảo điện áp các pha vẫn đúng và đủ . Nếu nguồn điện vẫn hoạt động tốt, hãy làm nguội động cơ và làm sạch các bộ phận của chúng. Bạn có thể sử dụng một máy nén khí để làm sạch nó. Có thể tra thêm dầu nhớt vào các đầu trục động cơ. Trong trường hợp động cơ điện vẫn không khởi động ngay cả sau khi đã được làm sạch và bật lại nguồn điện, hãy kiểm tra lại xem động cơ có cuộn dây bị cháy chưa.
Động cơ bị quá nóng khi làm việc
Tình trạng quá nóng của động cơ có thể là do hệ thống thông gió lâu ngày không được bảo trì hoặc nguồn cung cấp không khí làm mát kém. Để khắc phục vấn đề này, hãy làm sạch các cánh quạt bị bụi bẩn tích tụ, bôi trơn trục và các vòng bi. Nếu các hệ thống quạt làm mát vẫn hoạt động tốt, thì vấn đề có thể xảy ra là do lỗi của động cơ hay động cơ bị qua tải. Khi đó, bạn hãy kiểm tra lại tải hoặc bạn cần tham khảo ý kiến một người thợ chuyên nghiệp để sửa chữa hoặc thay thế động cơ.
Động cơ điện hoạt động gây ra tiếng ồn và rung lắc mạnh
Tiếng ồn quá lớn là một dấu hiệu của các sự cố của động cơ điện. Tiếng ồn của động cơ thường liên quan đến hiện tượng rung của động cơ, nó gây ra hư hỏng cho cuộn dây và vòng bi. Nguyên nhân gây ra tiếng ồn thường là do một liên kết trục bị lỗi hay do sự mất cân bằng trong hệ thống điện hoặc cơ học. Để khắc phục sự cố này, hãy kiểm tra các vòng bi bị hư hỏng, lắp lỏng và các liên kết trục.
Bảo trì động cơ điện thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các sự cố trên. Một số bước bảo trì động cơ điện cơ bản bao gồm làm sạch bụi bẩn, bôi trơn các vòng bi và cách điện cho cuộn dây. Hãy thực hiện chúng bất cứ khi nào cần thiết.
Để hạn chế tối đa các hư hỏng tới động cơ khi làm việc thì việc thiết kế sản xuất tủ điện điều khiển rất quan trọng, tủ điện điều khiển động cơ cần có các chức năng bảo vệ sau:
Bảo vệ chống ngược pha, mất pha.
Bảo vệ chống thấp áp, quá áp.
Bảo vệ quá dòng (Quá tải).
Bảo vệ chống ngắn mạch.
Hotline: 0918 026 532
- Các ứng dụng của motor điện trong đời sống (17.03.2025)
- Ứng Dụng Của Động Cơ Teco Trong Ngành Công Nghiệp (14.03.2025)
- Máy Bơm Nước ACm300C4 - Giải Pháp Tối Ưu Cho Hệ Thống Cấp Nước (13.03.2025)
- Phân biệt động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc (11.03.2025)
- Những lưu ý khi bạn mua motor công suất lớn (17.01.2025)
- Bơm tăng áp IMPO (11.01.2025)
- Motor cửa cuốn WINSDOOR (27.12.2024)
- Hộp giảm tốc là gì? Ứng dụng của hộp giảm tốc (04.12.2024)
- Cách Phân Loại Và Nhận Biết Ứng Dụng Của Motor Đầm Rung (16.11.2024)
- Cách sử dụng motor giảm tốc mặt bích (30.10.2024)
- Cách chọn lựa và sử dụng motor điện 3 pha (23.10.2024)
- Động cơ giảm tốc mặt bích là gì? (18.10.2024)