Các ứng dụng của motor điện trong đời sống

Các ứng dụng của motor điện trong đời sống

Các ứng dụng của motor điện trong đời sống

Các ứng dụng của motor điện trong đời sống

Các ứng dụng của motor điện trong đời sống
Các ứng dụng của motor điện trong đời sống
Các ứng dụng của motor điện trong đời sống

 

Khi cơ giới hóa đã được ứng dụng vào trong sản xuất, các loại motor điện (động cơ điện) được ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì những lợi ích kinh tế mà chúng mang lại cho con người. Vậy, các loại động cơ điện có gì đặc biệt về cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động cũng như công dụng của động cơ điện? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Khái niệm motor điện (động cơ điện) 

Các loại motor điện hay còn có tên gọi khác là động cơ điện (tiếng Pháp là Moteur, tiếng Anh gọi là Motor)  là thiết bị cơ khí có công dụng chuyển hóa điện năng trở thành cơ năng, bằng cách thông qua các chuyển động xoay tròn và đồng tâm. 

Các ứng dụng đơn giản dễ thấy của motor điện chính là: quạt gió mỗi khi trời nóng, bơm nước từ ao hồ lên ruộng lúa, làm máy xay thịt, máy đu quay cho trẻ em trong vườn trẻ, máy đánh sữa trứng, máy tuốt lúa, máy xay gạo, máy xay sinh tố, máy tạo gió giúp sấy tóc, máy trộn bê tông, vôi vữa để xây nhà, máy trộn bột mì để làm bánh, làm máy khoan tường để tạo ra các lỗ giúp đóng đinh để treo các vật trang trí, động cơ của máy mài để mài giũa các mắt kính,…

Hiện nay, các loại motor điện được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày, giúp cho cuộc sống của con người ngày càng thuận tiện và nhẹ nhàng hơn.

2. Công dụng của động cơ điện

Thông qua chuyển động xoay tròn đồng tâm giúp chuyển hóa điện năng thành cơ năng, công dụng của động cơ điện được áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực sau:

  • Trong xây dựng: máy trộn bê tông để xây nhà, máy khoan tường để tạo ra các lỗ đóng đinh rồi treo các vật trang trí,...

  • Trong nông nghiệp: bơm nước từ ao hồ vào ruộng lúa, máy tuốt lúa, máy xay gạo,...

  • Trong công nghiệp: máy xay thịt để làm giò chả, máy trộn bột mì để làm bánh, máy mài để mài các mắt kính,...

  • Trong đời sống hàng ngày: quạt gió khi trời nóng, máy đu quay trẻ em trong vườn trẻ, máy đánh sữa trứng, máy xay sinh tố, máy tạo gió để sấy tóc,...

Nhờ những ứng dụng đa dạng của động cơ điện mà việc sản xuất lương thực, thực phẩm,... cũng được thực hiện một cách thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả và đặc biệt là tiết kiệm chi phí hơn.

4. Cấu tạo motor điện có gì đặc biệt?

Cơ cấu của motor điện không đồng bộ còn phụ thuộc vào kiểu loại của vỏ bọc kín hoặc hở, là do hệ thống làm mát chạy bằng cánh quạt thông gió được đặt ở bên trong hay bên ngoài của động cơ điện.

Nhìn chung động cơ điện – motor điện có 2 phần chính, bao gồm phần tĩnh và phần quay.

a) Phần tĩnh của các loại motor điện 

Phần tĩnh hay còn gọi là stato gồm có 2 bộ phận chính, đó là lõi thép và dây quấn, trong đó:

Lõi thép: Chính là bộ phận dẫn từ của động cơ, nó có dạng hình trụ rỗng, có lõi thép được làm bằng nhiều lá thép kỹ thuật điện dày khoảng 0,35 0,5 mm, được dập vào nhau theo hình vành khăn. Phía trong có xẻ rãnh để có thể đặt dây quấn và sơn phủ bề mặt trước khi ghép lại.

Dây quấn: Dây quấn stato được làm bằng sợi dây đồng hoặc sợi dây nhôm đặt trong các rãnh nhỏ của lõi thép. Hai bộ phận chính ở trên còn có thêm các bộ phận phụ bao bọc quanh lõi thép, chính là vỏ máy được làm bằng chất liệu nhôm hoặc gang nhằm mục đích giữ chặt lõi thép phía dưới làm bằng chân đế để bắt chặt vào bên trong bệ máy. Hai đầu của nó có 2 nắp làm bằng vật liệu tương tự như vỏ máy, trong nắp còn có ổ đỡ (hay còn gọi là bạc) dùng để đỡ phần trục quay của roto.

b) Phần quay của các loại motor điện 

Hay còn gọi là rôto, bao gồm có phần lõi thép, dây quấn cùng với trục máy.

Lõi thép: Có dạng hình trụ với kết cấu đặc, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, được dập thành hình dĩa và được ép chặt lại. Trên mặt của chúng có các đường rãnh để đặt các thanh dẫn hoặc các dây quấn. Lõi thép sẽ được ghép chặt với trục quay và đặt lên trên 2 ổ đỡ của stato.

Dây quấn: Trên rôto bao gồm có 2 loại, bao gồm có roto lồng sóc và rôto dây quấn.

  • Loại rôto dây quấn gồm có các dây quấn tương tự như stato, loại này có ưu điểm là mô men quay của chúng lớn nhưng kết cấu lại rất phức tạp, mặt khác, giá thành lại tương đối cao.

  • Loại rôto lồng sóc có kết cấu rất khác biệt với dây quấn của phần stato. Nó được chế tạo bằng phương pháp đúc nhôm cho chảy vào các rãnh của roto, từ đó tạo thành các thanh nhôm, đồng thời được nối ngắn mạch ở 2 đầu và có đúc thêm các cánh quạt để có thể làm mát bên trong động cơ khi roto quay.

  • Phần dây quấn của động cơ được tạo từ các thanh nhôm cùng với 2 vòng ngắn mạch có hình dạng trông giống như một cái lồng nên người ta mới gọi là rôto lồng sóc. Các đường rãnh trên roto của động cơ thông thường được dập theo hướng xiên với trục, nhằm mục đích cải thiện đặc tính mở máy, đồng thời giảm bớt hiện tượng rung rần do lực điện từ tác dụng lên phần rôto không liên tục.

Trên đây là những thông tin về các loại motor điện như khái niệm, cấu tạo, phân loại cũng như nguyên lý hoạt động của chúng do Tân Thành Tài đã tổng hợp và chia sẻ đến mọi người. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn. Nếu có nhu cầu về các thiết bị motor điện xin liên hệ ngay với chúng tôi.

 

Hotline: 0918 026 532


DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI
UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - GIÁ CẠNH TRANH
TIN TỨC & SỰ KIỆN
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN
Đăng ký email của bạn để nhận những thông tin mới nhất từ chúng tôi
Copyright @ CÔNG TY TNHH SX - TM - DV TÂN THÀNH TÀI . Designed by TLT Việt Nam
Hotline tư vấn:
0947789234
Zalo