Motor 1 pha chạy không được nhanh và thường gây ra tiếng ù ù. Khi đó, cần khắc phục lỗi này bằng cách tiến hành kiểm tra bộ dây. Nếu phát hiện dây bị chập nối thì bạn hãy quấn lại.
Bạn phải dùng tay quay thì động cơ mới đi vào hoạt động. Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách tiến hành thay tụ điện mới.
Motor 1 pha chạy không được nhanh và thường gây ra tiếng ù ù
Tụ điện bị đánh thủng thường xuyên. Phương pháp sửa chữa hiệu quả lúc này chính là tiến hành quấn lại motor hoặc có thể thay luôn tụ điện thích hợp với điện áp mà động cơ đang có.
Chế độ làm việc động cơ điện 1 Pha
Chế độ làm việc là đối với các loại trạng thái phụ tải (bao gồm chạy không tải, ngừng quay), thời giản tiếp tục duy trì và trình tự làm việc trước sau. Thông thường dựa theo sự liên tục, chế độ công tác ngắn và theo chu kỳ được phân thành 10 loại, tức được biểu thị bằng S1÷S10.
-
S1 là chế độ làm việc liên tục. Biểu thị là động cơ điện được vận hành với phụ tải cố định đủ thời gian để đạt tới sự ổn định về nhiệt. Nói cách khác, loại động cơ điện này có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài trong tình trạng công tác định mức.
-
S2 là chế độ làm việc trong thời gian ngắn. Như S2-30min (phút), biểu hiện động cơ điện này làm việc trong một thời gian ngắn hạn là 30 phút. Chế độ công tác trong thời gian ngắn là biểu hiện động cơ điện được vận hành trong thời gian ngắn dựa theo phụ tải cố định đã định trước, trong khoảng thời gian đó động cơ điện không đủ để đạt tới ổn định về nhiệt, sau đó tùy theo động cơ ngừng chạy hoặc mất năng lượng trong một thời gian đủ làm cho động cơ điện lạnh đi và trong khoảng hiệu số nhiệt độ môi trường 2K.
-
S3÷S8 là chế độ làm việc theo chu kỳ, S9÷S10 là chế độ công tác không theo chu kỳ.
Về định mức của động cơ điện một pha có 5 loại:
-
Định mức liên tục lớn nhất: Khi vận hành theo yêu cầu số hiệu ghi trên tên biển, động cơ điện có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài, tức là định mức liên tục lớn nhất lấy chế độ công tác liên tục S1 làm chuẩn.
-
Định mức trong thời gian ngắn: Trong thời gian vận hành quy định, với tải lớn hay nhỏ và những quy định khác, động cơ điện có thể sử dụng bình thường trong một quy định hạn chế thời gian. Quy định hạn chế thời gian có: 10, 30, 60 và 90 phút.
-
Định mức liên tục cùng một hiệu quả: Nhà máy chế tạo vì để đơn giản hóa thí nghiệm mà quy định các loại điều kiện công tác và phụ tải đối với động cơ điện, động cơ điện theo những quy định trên có thể vận hành bình thường.
-
Chế độ công tác chu kỳ: Quy định chu kỳ của chế độ công tác chu kỳ là 10 phút. Hiệu suất bảo đảm duy trì phụ tải FC là trị số tỷ lệ giữa thời gian vận hành thực tế và thời gian chu kỳ của động cơ.
-
Định mức công tác không chu kỳ: loại động cơ điện có định mức này phải phù hợp với chế độ công tác S9 và S10.
Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến kinh nghiệm và phương pháp đơn giản khi tiến hành đấu nối theo sơ đồ đấu dây motor 1 pha cho máy móc do Tân Thành Tài đã tổng hợp và chia sẻ đến mọi người. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn. Nếu có nhu cầu về các thiết bị motor điện xin liên hệ ngay với chúng tôi.
Hotline: 0918 026 532
- Khái niệm, phân loại và ứng dụng của motor máy mài (16.05.2023)
- Hướng dẫn bạn cách sử dụng motor giảm tốc 1 pha (11.05.2023)
- Động cơ điện có thể bị cháy khi nào? (09.05.2023)
- CO, CQ là gì? Vai trò trong hợp đồng mua bán thiết bị điện (03.05.2023)
- Cách khắc phục khi động cơ điện gặp sự cố (27.04.2023)
- Cách khắc phục động cơ điện quay 1 chiều (27.04.2023)
- Cách chăm sóc và bảo hành motor giảm tốc (27.04.2023)
- Các Loại Mô Tơ Điện Mini (27.04.2023)
- Bộ điều khiển động cơ 1 chiều là gì? (27.04.2023)
- Tính công suất động cơ điện 3 pha (27.04.2023)
- Những lưu ý khi mua motor mini công suất lớn (27.04.2023)
- Motor giảm tốc mặt bích là gì ? (27.04.2023)